Chùa Labrang – cội nguồn của Tây Tạng huyền bí

Truyền Hình AVG

Truyền Hình AVG

(Truyền Hình AVG)  Trong hơn ba thế kỷ tồn tại và phát triển, chùa Labrang – huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam tỉnh Cam Túc (Trung Quốc) đã ôm trọn lịch sử huyền bí của giới Phật giáo Tây Tạng. Nhiều điều cho đến tận bây giờ vẫn là uẩn khúc đối với các nhà khoa học nghiên cứu về nền Phật giáo Tây Tạng.

Học 40 năm để tham dự một kỳ thi duy nhất trong đời

Số Hóa Truyền Hình AVG

Ảnh chụp từ clip: Các nhà sư đang “cọ sát” vào nhau để tăng sự giao thoa kiến thức

Nằm bên cạnh sông Đại Hạ, một nhánh của sông Hoàng Hà, từ hơn 300 năm nay, chùa Labrang luôn vang lên những tiếng tụng kinh không ngớt hòa lẫn bên tiếng nước chảy miên man. Nơi đây được coi là trường đại học Phật giáo đầu tiên của Tây Tạng. Tuy nhiên, khác với các trường đại học Phật giáo khác trên thế giới, quá trình khổ học của các sư tăng chùa Labrang kéo dài đến 40 năm. Sau khi kết thúc gần nửa cuộc đời nghiên cứu kinh luận, các sư tăng sẽ phải trải qua một kỳ thi duy nhất và quan trọng nhất. Đó chính là kỳ thi Thorampa để lấy học vị Gheso trong Phật giáo Tây Tạng. Học vị này tương đương với học vị tiến sĩ ngày nay. Kỳ thi Thorampa được giới Phật giáo Tây Tạng đánh giá là kỳ thi nghiêm ngặt nhất.

Để có  kiến thức dự thi, các sư tăng phải mất ít nhất 15 năm học những tri thức Phật học nền tảng trong Ngũ bộ đại luận (5 bộ kinh hiển tông của Phật giáo Tây Tạng). Sau đó họ phải mất 20 năm để thấm nhuần những kiến thức đó qua hàng trăm bộ kinh phân tích và dẫn giải do các sư tăng Phật sống tại đây truyền lại. Không những thế, họ còn phải liên tục các cuộc kiểm tra sát hạch để áp dụng những kiến thức mình thu lượm được vào thực tế.

Hình thức của các cuộc kiểm tra sát hạch (biện kinh) cũng rất lạ. Các sư tăng được “thẩm vấn” sẽ bị các sư tăng khác vây quanh. Họ liên tục “cọ sát” vào nhau, vào các sư tăng được “thẩm vấn” và đặt ra những câu hỏi bắt buộc các sư tăng được lựa chọn phải vận dụng tri thức mình để biện luận lô-gic. Cảnh biện kinh xem ra khá ồn ào và phức tạp, nhưng lại thực sự đơn giản, các tăng nhân coi việc xô đẩy, va chạm nhau như để tư duy được chạm vào nhau, làm tăng khả năng ghi nhớ kiến thức trong kho kinh sách khổng lồ, đồng thời cũng là lĩnh hội sự tinh túy của Phật pháp thượng thừa.

Chùa Labrang – nơi ẩn chứa bí ẩn của Phật sống Tây Tạng

Trải qua hơn 3 thế kỷ, chùa Labrang đã chứng kiến những thăng trầm của Phật giáo Tây Tạng cũng như nhiều đời Phật sống truyền thế. Tập tục Phật sống truyền thế được đưa ra dựa trên giáo lý “Tọa hóa độ sinh” (đức Phật tái thế) của Đức Phật Thích Ca. Theo giáo lý này thì khi Đức Phật (tức người đứng đầu giáo phái) viên tịch (qua đời) sẽ đầu thai vào một đứa trẻ khác (gọi là linh đồng).

Những đặc điểm nhận dạng vị “linh đồng” đó được các cao tăng nhận lại từ lời trăn trối trước khi viên tịch của vị Phật sống trước đó hoặc dựa trên những lời báo mộng của vị thần Hộ pháp có tên Lạp Mục Xuy Trung về phương hướng và địa danh mà “linh đồng” sinh ra. Tuy nhiên không phải các “linh đồng” được tìm thấy đều trở thành các Phật sống truyền thế, mà còn phải trải qua sự sàng lọc hết sức cẩn thận của các vị cao tăng. Mặc dù các cuộc “phỏng vấn” lựa chọn các “linh đồng” được làm rất chặt chẽ, hệ thống và tuân thủ nghiêm nghặt những quy tắc từ đời xưa để lại, nhưng việc thực thi và kết quả đưa ra vẫn mang phần cảm tính và huyền bí.

Tại sao các cao tăng Tây Tạng lại có thể tìm được các “linh đồng”, quá trình “sàng lọc” vị chân Phật sống ra làm sao, hiện tại vẫn là vấn đề mà nhiều học giả, những nhà khoa học hàng đầu đang nghiên cứu và chưa có lời giải. Và như thế, từ hàng trăm năm nay, những bí ẩn truyền kiếp của nền văn minh Phật Giáo Tây Tạng vẫn chìm trong tiếng nước chảy của sông Đại Hạ và tiếng tụng kinh trùng điệp chùa Labrang.

“Những bí ẩn của nền Phật giáo Tây Tạng truyền tại chùa Labrang là một trong những phần của bộ phim tài tiệu “Con đường tỉnh thức” của đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, đang được chiếu trên kênh An Viên của AVG  Truyền hình An Viên vào lúc 20h 45 phút hàng ngày. “

Từ 1/4/2014: tivi trên 32 inch phải tích hợp chức năng thu truyền hình số

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên –  Kể từ ngày 1/4/2014, các loại tivi công nghệ LCD, PDP, LED, OLED…, có kích thước màn hình trên 32 inch, được sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam phải được tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn DVB-T2.

tích hợp số hóa trên Truyền Hình An Viên

Ngày 18/3/2013, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã ký ban hành Thông tư 07/2013/TT-BTTTT quy định thời điểm cụ thể tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình (tivi) được sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam.

Được áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu tivi sử dụng tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan, Thông tư này chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/4/2013.

Theo quy định tại Thông tư, các chủng loại tivi sử dụng công nghệ màn hình LCD, PDP, LED, OLED và các công nghệ màn hình tiếp theo, có kích thước màn hình trên 32 inch, được sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam bắt buộc phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn DVB-T2, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 63:2012/BTTTT từ 1/4/2014.

Còn đối với những ti vi sử dụng công nghệ màn hình LCD, PDP, LED, OLED và các công nghệ màn hình tiếp theo, có kích thước màn hình từ 32 inch trở xuống, được sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam, thời điểm bắt buộc phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn DVB-T2, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 là từ ngày 1/4/2015.

Thông tư cũng nêu rõ, không quy định bắt buộc tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với tivi sử dụng công nghệ màn hình CRT, được sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam.

Lý giải về quy định trên, trước đó, ông Đoàn Quang Hoan – Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện thuộc Bộ TT&TT đã cho biết, theo xu thế phát triển của thế giới, trong 3-4 năm tới, các tivi sử dụng công nghệ màn hình CRT có thể không còn lưu thông thiết bị mới tại thị trường Việt Nam. “Vì thế, việc yêu cầu phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất số vào những tivi sử dụng công nghệ màn hình CRT là không thực sự cần thiết”, ông Đoàn Quang Hoan nói.

Vân Anh (Theo ICT News)

truyền hình an viên

“Cả thèm chóng chán” như…truyền hình thực tế!

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

(VOV) – Sự nở rộ của Truyền hình thực tế trong suốt thời gian qua khiến khán giả cảm thấy nhạt vì thiếu đi yếu tố mới, lạ.

Truyền hình thực tế (THTT) là thể loại chương trình truyền hình miêu tả thực những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện không sắp đặt trước. Từ sự xuất hiện của “Phụ nữ thế kỷ 21″ năm 2006, THTT đã dần trở nên quen thuộc với khán giả. Năm 2012 được cho là năm nở rộ của THTT cả về số lượng lẫn thể loại. Hàng loạt các chương trình được mua bản quyền và được phát sóng mới như “Gương mặt thân quen”, “The Voice – Giọng hát Việt”, “Master Chef – Vua đầu bếp”, “Thử thách cùng bước nhảy”… hay các chương trình bắt đầu mùa giải mới như “Vietnam Idol”, “Cặp đôi hoàn hảo”, “Bước nhảy hoàn vũ”, “Vietnam’s Next Top Model”…

Các chương trình này chiếm lĩnh các “khung giờ vàng” trên truyền hình và tạo ra một bàn ăn đa dạng cho khán giả lựa chọn. Tuy nhiên, sự phát triển rầm rộ về số lượng ấy lại không đồng hành cùng chất lượng và đang mất dần khán giả.

Gameshow thực tế thiếu đi yếu tố mới, lạ

Trong bất kỳ một chương trình truyền hình thực tế nào thì yếu tố người chơi cũng là thứ tiên quyết đảm bảo thành công cho chương trình. Với dân số hơn 80 triệu dân, Việt Nam là một trong những thị trường lớn để khai thác các tài năng trẻ. Các chương trình như Vietnam’s Got Talent, Vietnam Idol, The Voice – Giọng hát Việt… thu hút được hàng vạn thí sinh tham dự mỗi mùa.

Tuy nhiên, sự xuất hiện đồng thời quá nhiều chương trình tìm kiếm tài năng cùng một lúc khiến cho mọi yếu tố đều bị chia nhỏ: số lượng thí sinh có tài và cá tính thực sự ở mỗi cuộc thi, giám khảo có chuyên môn, sự quan tâm của công chúng, sự chú ý của giới truyền thông…Có thí sinh thất bại ở cuộc thi này lại tiếp tục đăng ký ở cuộc thi khác và trở thành những “gương mặt quen thuộc, nhàm chán” với khán giả truyền hình.

Xem Truyền Hình thực tế trên hệ thống kênh của Truyền Hình An Viên

Đặc biệt, với cách tổ chức 2 năm 3 mùa như một số chương trình đã làm thì lấy đâu ra nhiều thí sinh có tài năng đến vậy? Vietnam’s Got Talent mùa thứ 2 là một ví dụ. The Voice – Giọng hát Việt mùa thứ 2 (đang tuyển sinh) cũng được dự đoán là khó có đội ngũ thí sinh nổi bật như Hương Tràm, Đinh Hương ở mùa giải trước.

Một số các chương trình dành riêng cho dàn sao tham dự như “Cặp đôi hoàn hảo” hay “Bước nhảy hoàn vũ” cũng nhạt nhòa.

Ở mùa đầu tiên, “Cặp đôi hoàn hảo” thu hút sự quan tâm của giới truyền thông và công chúng bởi tên tuổi của hàng loạt các sao lớn nhỏ như Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng, Cù Trọng Xoay, Kim Thư, Phạm Văn Mách… thì năm nay, những cái tên như Phan Đình Tùng, Cát Phượng, Thanh Thúy, Nathan Lee, Quang Hào, Hà Thúy Anh… đều không được đánh giá cao. Là một cuộc thi hát nhưng “Cặp đôi hoàn hảo” lại chuyên sử dụng chiêu trò để lấp đi các lỗi hát phô, hát hỏng và đôi lúc biến cuộc thi trở thành “thảm họa âm nhạc”. Khán giả truyền hình đã không còn đủ kiên nhẫn để ngồi trước màn hình vào mỗi tối chủ nhật để xem những chiêu trò nhàm chán được lặp đi lặp lại.

“Bước nhảy hoàn vũ” cũng không khá hơn là bao. Dàn sao tham dự mùa thứ tư là những cái tên không mấy nổi bật như Ngọc Tình, Hồ Vĩnh Khoa, Ngô Kiến Huy, Ngọc Quyên…ngay ở tập đầu lên sóng đã bị chê… nhạt và không hấp dẫn khán giả như những mùa trước. Vẫn với một format cũ, vẫn với các điệu nhảy và cách làm nhạc cũ, khán giả không hy vọng có “cơn bão” nào từ chương trình năm nay.

Bên cạnh người chơi thì thành phần Ban giám khảo cũng luôn khiến khán giả chán ngán với những nhận xét quá nặng về chuyên môn hoặc tung hô thí sinh lên trời. Thậm chí, các giám khảo còn phủ nhận chuyên môn lẫn nhau và biến thành trò hề trên sân khấu. Đảo qua đảo lại các chương trình cũng vẫn chỉ có một số cái tên như Chí Anh, Khánh Thi, Trần Ly Ly… ở thể loại nhảy/múa, Mỹ Tâm, Quốc Trung, Huy Tuấn, Lê Hoàng, Siu Black, Việt Tú, Lê Minh Sơn… ở thể loại âm nhạc, Xuân Lan khô khan ở Vietnam Next’s Top Model…

Sự khan hiếm tài năng có cá tính cùng với chiêu dàn dựng nhạt nhòa từ các nhà sản xuất đã khiến nhiều chương trình truyền hình thực tế phải khó khăn để giữ chân được khán giả.

Gameshow sẽ thoái trào?

Sự thoái trào là một điều tất yếu xảy ra sau khi phát triển đến đỉnh điểm. Truyền hình thực tế Việt Nam cũng như vậy. Mọi thứ từ motif chương trình cho đến người chơi rồi khán giả đã quá quen thuộc đến mức nhàm chán, tạo ra sự thoái trào nhanh chóng.

Một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của truyền hình thực tế chính là sự tung hô quá mức của giới truyền thông. Nguyên liệu cho giới truyền thông lao vào mổ xẻ chính là các scandal liên tiếp, từ nghi án lộ kết quả ở The Voice – giọng hát Việt đến cuộc “khẩu chiến” của Đàm Vĩnh Hưng, Thanh Lam, Hồ Ngọc Hà, ca sĩ Phương Thanh tố BTC “Bước nhảy hoàn vũ” chèn ép, rồi Minh Quân bị “đì” ở “Cặp đôi hoàn hảo” mùa đầu tiên… Khán giả cũng theo đó mà “sôi sục” theo chương trình.

Báo chí cũng có khả năng đưa những người không có tên tuổi trở thành điểm nóng chỉ sau một đêm như Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn… Thế nên, hễ có chương trình nào chuẩn bị lên sóng là khán giả lại chuẩn bị được đón những scandal mới với những gương mặt mới. Nhưng, khi các trang tin chỉ ngập tràn truyền hình thực tế với những hạt “sạn” thì khán giả lại quay lưng với chương trình.

Scandal chính là việc không tôn trọng khán giả, và đến lúc scandal nhạt dần, đến lúc khán giả quá quen với scandal thì liệu nhà sản xuất còn tạo được ra chiêu trò gì mới lạ để thu hút khán giả?

Dù rằng, mong muốn của khán giả vẫn là mong được xem một chương trình không có scandal, không ồn ào nhưng thực tế, những chương trình đang “sạch” lại chẳng thể thu hút khán giả. Bài toán khó trong việc tổ chức chương trình thuộc về các nhà sản xuất và câu hỏi đặt ra là: sau thoái trào, truyền hình thực tế Việt Nam sẽ đi theo con đường nào?

Thanh Thanh (Theo VOV Online)

IMG hạ giá gói không độc quyền xuống 3,3 triệu USD

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

TT – Ngày 6-3, tại khách sạn Metropole Hà Nội, đại diện IMG đã mời một số đài truyền hình tại VN đến trao đổi về gói bản quyền còn lại (gói các trận còn lại ngày thứ bảy và các trận trong tuần, không độc quyền) của Giải ngoại hạng Anh (EPL) 2013-2016.

Giải ngoại hạng anh trên Truyền Hình An Viên

Các đài truyền hình đang hờ hững với gói không độc quyền EPL của IMG

Theo đó, IMG đưa ra thông điệp sẵn sàng giảm giá gói này từ 4,5 triệu USD còn 3,3 triệu USD cho mỗi đài có nhu cầu. Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ không có thêm đài truyền hình nào tại VN bỏ tiền ra mua gói này từ IMG. Theo thông tin của Tuổi Trẻ, ngày 6-3 chỉ có một đơn vị kinh doanh truyền hình tại VN đến gặp IMG. Mặc dù vậy, đại diện đơn vị này đến gặp IMG không phải vì bản quyền EPL mà vì gói bản quyền của các môn thể thao khác mà IMG đang nắm giữ.

Ông Dale Levin, phó giám đốc bán hàng và tiếp thị khu vực châu Á – Thái Bình Dương của IMG, cho biết đã nắm thông tin các đài VN thành lập ban đàm phán mua bản quyền EPL và rất chia sẻ với áp lực của VTV và các đài hiện nay. IMG cũng đang bàn bạc với Canal Overseas (đơn vị mua độc quyền gói chủ nhật và trận sớm nhất ngày thứ bảy) để tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Đồng thời IMG thông báo với truyền hình AVG là IMG sẵn sàng giảm giá bán còn 3,3 triệu USD cho gói còn lại.

Ông Vũ Quang Huy, phó giám đốc VTC, cho rằng sau khi ban đàm phán đã họp sẽ không có đài nào đứng ra “đánh lẻ” mua tiếp gói còn lại của IMG. Hôm nay 7-3, đại diện IMG vào TP.HCM và có cuộc làm việc với ban giám đốc HTV TP.HCM về bản quyền EPL và bản quyền một số giải đấu khác. Tuy nhiên thông tin từ HTV cho biết đài này cũng sẽ không mua gói bản quyền EPL còn lại mà IMG rao bán.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 6-3, ông Lê Đình Cường, phó chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền VN, phó ban đàm phán bản quyền EPL, cho biết ban đàm phán không có cuộc gặp nào với IMG về bản quyền EPL. Cùng ngày, ban đàm phán đã gửi công văn cho IMG với nội dung tương tự công văn đã gửi Canal Overseas, đề nghị chia sẻ tất cả các gói bản quyền EPL và ban đàm phán sẽ là đầu mối duy nhất đứng ra làm việc với IMG về vấn đề này.

Ông Cường cho biết vì đến thời điểm này Canal Overseas vẫn chưa chuyển giao gói bản quyền cho K+ nên ban đàm phán tin rằng vẫn còn hi vọng để thay đổi tình huống, chống sự độc quyền EPL tại VN trong ba năm tới.

Khương Xuân (Theo Tuổi trẻ)

Lịch phát sóng bóng đá Châu Âu tuần 2/3-5/3/2013

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

AVG – Truyền hình An Viên xin gửi đến quý khán giả lịch phát sóng truyền hình trực tiếp bóng đá Châu Âu tuần từ 2/3- 5/3 trên hệ thống kênh của Truyền hình An Viên.

STT Ngày Giờ Trận Kênh
1 2/3/2013 23h00 S.Reim – PSG HTV9
2 3/3/2013 23h00 Marseille – Troyes HTV9
3 4/3/2013 02h45 Roma – Genoa HTV9
4 5/3/2013 03h00 Aston Villa – Man City HTV9

 

Mời khán giả chú ý đón xem!

AVG

Truyền hình trả tiền: cuộc đấu lạ lùng

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

TT – Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (THTT) là quan điểm của Bộ Thông tin – truyền thông trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ hôm 20-3. Quan điểm này đã “xua tan” những lý lẽ của Hiệp hội THTT VN (VNPayTV) nhằm ngăn cản các doanh nghiệp viễn thông gia nhập thị trường THTT.

)Truyền hình trả tiền (Truyền Hình An viên

Từ năm ngoái, sau khi hay tin các doanh nghiệp viễn thông như Viettel, VNPT, FPT có ý định nhảy vào cung cấp dịch vụ truyền hình cáp (một loại hình THTT), VNPayTV đã ngay lập tức có văn bản gửi tới các cơ quan chức năng, thậm chí đầu năm nay còn có văn bản gửi lên cả Thủ tướng nhằm ngăn cản việc cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông.

Hôm 12-3 vừa qua, VNPayTV tiếp tục có văn bản gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, tổng Thanh tra Chính phủ. Mặc dù dưới danh nghĩa văn bản đề nghị làm rõ cơ sở pháp lý để cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp cho các tập đoàn viễn thông, nhưng văn bản chốt lại chỉ kiến nghị dừng cấp phép cho Viettel – đơn vị đã chính thức nộp hồ sơ xin cấp phép lên Bộ Thông tin – truyền thông.

Đây là những động thái lạ lùng, bởi trong khi thị trường THTT chưa có sự cạnh tranh, người tiêu dùng vẫn phải chịu sự o ép giá cước của một số doanh nghiệp chiếm thị phần độc quyền thì việc có thêm đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ sẽ rất có lợi cho người tiêu dùng, có lợi cho sự hình thành một thị trường THTT cạnh tranh.

Lý của ông bảo vệ độc quyền

Trong văn bản hôm 12-3, VNPayTV cho rằng thị trường THTT đang có dấu hiệu bão hòa, kinh tế VN đang gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế nhà nước, các đơn vị trong ngành truyền hình đang bắt đầu thực hiện lộ trình số hóa đến năm 2020 nên việc Viettel xin đầu tư cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ gây ra nhiều… hệ quả xấu!

Theo VNPayTV, các tập đoàn viễn thông nhà nước đầu tư sang truyền hình là không phù hợp quy hoạch và mục tiêu phát triển; bất cập về thị trường, về công nghệ, lãng phí đầu tư; gây ra những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa những đơn vị tham gia thị trường THTT, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỉ đồng mà các đơn vị này đã đầu tư. VNPayTV “cảnh báo” sự ra đời của một đơn vị cung cấp THTT như Viettel sẽ tạo ra nhiều vấn đề phức tạp mà các cơ quan quản lý sẽ phải xử lý trong thời gian tới.

VNPayTV còn cho rằng nếu Bộ Thông tin – truyền thông cấp phép cho Viettel thì bộ sẽ sai vì không thực hiện đúng quyết định phê duyệt quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 (quyết định 22/2009/QĐ-TTg) và quyết định phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 (quyết định 2451/QĐ-TTg).

Thị trường chưa bão hòa

Trả lời Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Bộ Thông tin – truyền thông cho rằng việc các tập đoàn viễn thông lập hồ sơ xin cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp là hoàn toàn bình thường và nếu đơn vị nào đáp ứng đủ các yêu cầu thì bộ sẽ cấp phép. Quan điểm của Bộ Thông tin – truyền thông cũng đã được thể hiện trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ ngày 20-3 khi cho rằng nên khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ THTT do xu hướng hội tụ công nghệ trên một sợi cáp viễn thông có thể cung cấp các dịch vụ thoại, Internet và truyền hình.

Theo Bộ Thông tin – truyền thông, VNPayTV đã trích dẫn không đầy đủ nội dung quy định tại quyết định 22 và 2451. Theo đó, việc chấm dứt phát sóng truyền hình analog tại năm thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2015 và chấm dứt phát sóng truyền hình analog mặt đất chỉ áp dụng với phương thức “phát thanh, truyền hình analog mặt đất”, không áp dụng đối với “truyền hình cáp analog”. Quyết định 22 chỉ quy định “ngừng việc sử dụng công nghệ truyền hình cáp analog trước năm 2020 để chuyển hoàn toàn sang công nghệ số”.

Văn bản của bộ cũng phản bác quan điểm của VNPayTV về việc thị trường THTT đã bão hòa khi cho rằng sau 10 năm phát triển, cả nước mới có khoảng 4 triệu hộ gia đình sử dụng dịch vụ THTT, đạt tỉ lệ 20% hộ dân, chủ yếu ở vùng thành thị, 80% còn lại tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa sử dụng dịch vụ này.

Do đó, Bộ Thông tin – truyền thông cho rằng nếu quy định các doanh nghiệp phải triển khai áp dụng công nghệ cáp số ngay thì sẽ tiếp tục ngăn cản người dân tiếp cận dịch vụ THTT do truyền hình cáp số đòi hỏi mỗi tivi phải đi kèm một đầu thu với giá khoảng 1,5 triệu đồng để thu tín hiệu truyền hình.

Ngoài ra, theo Bộ Thông tin – truyền thông, định hướng quy hoạch dịch vụ là ưu tiên cấp phép cho các doanh nghiệp có cam kết đầu tư để cung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng, dịch vụ truyền hình số hoặc có cam kết lộ trình rõ ràng và khả thi về việc chuyển đổi hoàn toàn sang dịch vụ truyền hình số theo quy định của Nhà nước khi kết hợp sử dụng cả công nghệ số và tương tự.

Thực tế, một đại diện của Viettel cho biết đơn vị này xin cung cấp dịch vụ truyền hình cáp hoàn toàn theo công nghệ số, tức là không đi ngược lại chủ trương chung.

Về việc VNPayTV phản đối cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông, lãnh đạo của Bộ Thông tin – truyền thông cho rằng cấp phép hay không là thẩm quyền của bộ và bộ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Theo vị lãnh đạo này, việc VNPayTV phản đối giống như chuyện có một miếng bánh nhưng nhiều người cùng muốn chia nhau, bây giờ có thêm một người nữa chen vào nên bị phản ứng là lẽ thường.

 Theo thống kê, VN hiện có 18 triệu hộ gia đình có tivi, đạt tỉ lệ 90%. Trong số các dịch vụ truyền hình đang được cung cấp, truyền hình analog mặt đất (truyền hình quảng bá) chiếm 76,2%, truyền hình số mặt đất (gồm quảng bá và trả tiền) chiếm 12,5%. Hai dịch vụ THTT khác là truyền hình cáp chiếm 9,5%, truyền hình vệ tinh chiếm 1,5%.

Do ưu điểm về công nghệ nên truyền hình cáp là dịch vụ THTT phổ biến trên thế giới. Trong cơ cấu các hộ gia đình dùng THTT, truyền hình cáp chiếm 90% ở các nước phát triển và 65% ở các nước đang phát triển.

Tại VN, ba đơn vị chiếm 90% thị phần truyền hình cáp gồm VCTV (thuộc VTV), SCTV (liên doanh giữa VTV và Tổng công ty Du lịch Sài Gòn) và HTVC (thuộc Đài truyền hình TP.HCM). Tuy nhiên, ba đơn vị này chỉ có hơn 2,5 triệu thuê bao và phạm vi đầu tư chủ yếu tập trung vào những thành phố lớn, đối tượng khách hàng có thu nhập cao, chưa phát triển được tới các khu vực nông thôn.

Khiết Hưng (Theo Tuổi trẻ)

Năm 2020: 100% hộ được xem truyền hình số

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

SGTT.VN – Đến năm 2015, đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ tới 60% dân cư.

Truyền Hình An Viên

Đến năm 2020, đảm bảo 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ tới 80% dân cư. Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị triển khai đề án Số hoá truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, được bộ Thông tin và truyền thông tổ chức sáng ngày 26.3.

Theo bộ Thông tin và truyền thông, hiện có gần 50% số hộ xem truyền hình phát sóng tương tự mặt đất (analog), bởi thế, việc số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất sẽ giúp có những chương trình chất lượng cao hơn, phát trên chuẩn HD, 3D phục vụ người dân. Ngoài ra, việc quy hoạch lại sẽ giúp các nhà đài sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số vô tuyến điện; sắp xếp hệ thống các đài truyền hình cả nước theo hướng chuyên nghiệp hoá, tức là nhà đài tập trung vào sản xuất chương trình, còn việc truyền dẫn phát sóng giao cho các doanh nghiệp.

Đề án số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 nhằm mục tiêu chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng.

Theo quy hoạch, Việt Nam có 5 – 6 doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất; trong đó có 2 – 3 doanh nghiệp truyền dẫn toàn quốc, còn lại là truyền dẫn khu vực. Hiện Việt Nam đã có ba đơn vị khai thác dịch vụ truyền dẫn phát sóng trên toàn quốc là: VTV, VTC và AVG. Theo lộ trình số hoá truyền hình, các tỉnh sẽ kết thúc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog) để hoàn toàn chuyển sang truyền hình số mặt đất.

Cụ thể, giai đoạn 1, áp dụng tại năm thành phố gồm: Hà Nội (cũ), TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (trước ngày 31.12.2015). Giai đoạn 2, gồm: Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang (trước ngày 31.12.2016).

Giai đoạn 3, gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang (trước ngày 31.12.2018). Giai đoạn 4 gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Kon Tum, Gia Lai, Dăk Lăk, Dăk Nông (trước ngày 31.12.2020).

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết tuỳ điều kiện của mình, các địa phương có thể tiến hành việc số hoá truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất sớm hơn so với quy hoạch.

Thiên Lam (Theo SGTT)

Chương trình "Xưa…Nay": Sợi dây lay động lòng người

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,

Kienthuc.net.vn) – Xưa… Nay là một chương trình truyền hình thể hiện dưới hình thức tọa đàm với các chủ đề về văn hóa, đạo đức, lối sống… của con người trong xã hội. Thông qua đó, những bài học sâu xa về đạo lý được mang đến cho khán giả một cách chân thực, và gần gũi nhất.
Chương trình Xưa… Nay phát sóng hàng tuần trên kênh An Viên của AVG – Truyền hình An Viên với thời lượng 45 phút/chuyên đề vào 14h30 ngày chủ nhật và phát lại lúc 21h15 cùng ngày.
xua-nay (Truyền Hình An Viên)

Xưa… Nay quy tụ những nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa có chuyên môn cao trong việc phân tích chuyện xưa như nhà báo Hồng Thanh Quang, nhà báo Huy Thịnh, nhà văn Chu Lai, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến, MC Thảo Vân…

Nhà văn Chu Lai, một trong những khách mời của chương trình Xưa… Nay khẳng định: “Không cần bàn cãi gì về ý nghĩa nhân văn tích cực của chương trình này. Đạo vợ chồng, đạo thầy trò, y đức…, những vấn đề về đạo đức đang xuống cấp rõ ràng đang là những tín hiệu mà nhìn đâu ta cũng thấy.

Nhưng chủ đề hay thôi chưa phải là chìa khóa để Xưa… Nay có thể lay động được người xem. Từ những câu chuyện xưa đến thực tế của cuộc sống hiện tại sẽ có những sợi dây kết nối, đó là các đạo lý làm người khó có thể phá vỡ.

Và Xưa …Nay sẽ hấp dẫn bởi chính nó đã tạo ra sợi dây đó”.

Anh Bình (theo Kienthuc.net.vn)

Chào mừng Đại hội đại biểu Phật giáo TP.HCM lần thứ VIII

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

GN – Theo thông tin từ Kênh truyền hình An Viên, ngày 15-9-2012, ông Trần Đăng Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), phúc đáp đồng ý công văn đề nghị truyền hình trực tiếp Đại hội đại biểu Phật giáo TP.HCM lần thứ VIII do HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Trị sự THPG TP.HCM ký.

Đại hội phật giáo (Truyền Hình An Viên)

Chư tôn đức Ban Hoằng pháp TƯGH
trong một lần thăm hệ thống kỹ thuật kênh truyền hình An Viên – Ảnh: Bảo Thiên

Theo đó, buổi truyền hình trực tiếp sẽ bắt đầu từ 8g đến 11g30 ngày 27-9-2012 (tức ngày 12-8 năm Nhâm Thìn) phiên chính thức của Đại hội được tổ chức tại hội trường Nhà Truyền thống-Văn hóa Phật giáo TP.HCM (chùa Phổ Quang, số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM).

“Với tinh thần hoằng dương Phật pháp, Truyền hình An Viên luôn ủng hộ và mong muốn được góp phần đưa thông tin về Đại hội tới các Phật tử trên toàn quốc”, ông Trần Đăng Tuấn xác nhận.

Ông Trần Đăng Tuấn cũng có biết thêm là bên cạnh truyền hình trực tiếp phiên chính thức của Đại hội, trong chuyên mục “Ngày An Viên” (phát sóng vào lúc 20g hàng ngày, phát lại 23g30 cùng ngày và 7g sáng hôm sau) sẽ liên tục cập nhật thông tin về các hoạt động của Phật sự này.

Sáng 18-9, tại Văn phòng THPG TP.HCM, đại diện Kênh truyền hình An Viên đã làm việc cụ thể với HT.Thích Thiện Tánh, Phó ban Thường trực Ban Trị sự, Trưởng Tiểu ban Nội dung và Nhân sự Đại hội về kế hoạch cụ thể của việc truyền hình trực tiếp. Toàn bộ hình ảnh truyền trực tiếp được thực hiện theo chuẩn độ nét cao HD.

Được biết, Truyền hình An Viên cung cấp dịch vụ trên toàn quốc từ ngày 1-6-2012. Trong số các kênh của AVG, kênh An Viên là kênh tiêu biểu, đặc sắc, hấp dẫn, được đầu tư xây dựng công phu cả về nội dung và chất lượng hình ảnh. Đây là kênh chuyên về văn hóa phương Đông đầu tiên của Việt Nam, có nội dung mang âm hưởng văn hóa phương Đông, truyền thống dân tộc, trong đó nhiều chương trình thể hiện rõ triết lý của đạo Phật như Đâu là đúng, Xưa – Nay, Sống để yêu thươngDưới bóng bồ-đề, Ngày An Viên… Không chỉ được đầu tư mạnh để xây dựng về nội dung, kênh An Viên cũng được quan tâm nhiều về chất lượng hình ảnh khi đây là kênh trong nước duy nhất sử dụng công nghệ truyền hình hình độ nét cao HD.

Đây là lần thứ hai Truyền hình An Viên phối hợp với Thành hội Phật giáo TP.HCM thực hiện truyền hình trực tiếp một hoạt động Phật giáo, sau Đại lễ Phật đản PL.2556 vừa qua tại chùa Vĩnh Nghiêm.

Truyền hình An Viên xây dựng hệ thống kênh truyền hình có nhiều kênh đặc sắc, chọn lọc đáp ứng nhu cầu xem của nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Có thể kể đến các kênh trong nước đặc sắc như VTV1, VTV2, VTV3, VTV6, VTC1, VTC3, HTV2, HTV3, HTV4, HTV7,… Các kênh quốc tế hấp dẫn như HBO, Star Movies, AXN, CNN, Star World,… Các kênh do AVG liên kết sản xuất là những kênh riêng chỉ có trên AVG – Truyền hình AN Viên như kênh An Viên, kênh Thể thao-Giải trí NCM, kênh thiếu nhi SAM, kênh Phim hay và kênh âm nhạc Việt Teen. Ngoài ra, trên hệ thống kênh của AVG còn có 5 kênh âm nhạc phát thanh đặc sắc ở 5 thể loại nhạc khác nhau, gồm nhạc Dân tộc, nhạc Trữ tình, nhạc Cổ điển, nhạc Cách mạng, nhạc Trẻ.

Để đăng ký sử dụng dịch vụ Truyền hình An Viên, gọi điện thoại đến số điện thoại hỗ trợ 0162.8686.180 để được tư vấn và yêu cầu dịch vụ; Đăng ký qua website: http://www.avghotline.com. để biết thêm chi tiết.

Giới thiệu Truyền hình An Viên (AVG) & Kênh Phật giáo đặc sắc

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,

Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên, Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,Truyền Hình An Viên,

(TG&DT) – Ngoài kênh truyền hình Phật giáo còn có rất nhiều kênh truyền hình khác, AVG cung cấp 55 kênh hay nhất, được chọn lọc kỹ từ 181 kênh truyền hình Việt Nam và nước ngoài với 5 kênh truyền hình độ nét cao HD.

Nhằm quảng bá hoạt động Phật sự, Giáo hội đã có báo giấy, báo mạng và nay Giáo hội đã chọn Truyền Hình An Viên – Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) để làm báo hình, đó là xây dựng các chương trình truyền hình về Phật giáo để phát sóng trên Kênh truyền hình mới mang tên “An Viên”  với ý nghĩa “An lạc thân tâm, Viên thành Phật sự”.

Kênh phật giáo Truyền Hình An Viên

Ngoài kênh truyền hình Phật giáo còn có rất nhiều kênh truyền hình khác, AVG cung cấp 55 kênh hay nhất, được chọn lọc kỹ từ 181 kênh truyền hình Việt Nam và nước ngoài với 5 kênh truyền hình độ nét cao HD.

Trong đó Kênh An Viên là kênh đặc biệt nhất của AVG. Các chương trình truyền hình Phật Giáo được phát sóng hàng ngày tập trung vào các chủ đề với dải giờ Phật giáo: Chùa Việt Nam, Ngày An Viên, Đâu là đúng…

•    Đây là các chương trình mang nội dung, tư tưởng, giáo lý của đạo Phật

•    Cập nhật các hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt nam

•    Giới thiệu các tinh hoa văn hóa Phật giáo, cũng như truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN

•    Hướng dẫn đạo hữu Phật tử cũng như quần chúng nhân dân giữ gìn và phát huy đạo đức, những giá trị Chân-Thiện-Mỹ trong cuộc sống.

•    Góp phần xây dựng xã hội hòa bình hạnh phúc trên tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật…

–     Đây cũng là kênh truyền hình duy nhất hiện nay tại Việt Nam không có quảng cáo.

–    Các chương trình truyền hình về Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam một cách hệ thống, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam bảo trợ thông tin và trực tiếp chỉ đạo xây dựng nội dung.

Làm thế nào để xem được truyền hình An Viên?, Quý Phật tử phải có đầu STB để xem truyền hình An Viên

Hiện nay truyền hình An Viên có 3 gói cước, gói cơ bản 33.000đ/1 tháng, gói như ý 66.000đ/tháng, gói cao cấp 88.000đ/1 tháng.

Với gói cơ bản , quý Phật tử chỉ phải đóng ban đầu là 1.250.000đ, được miễn phí 6 tháng thuê bao. Và sau 6 tháng, quý Phật tử đóng cước bình thường.

tb

Với gói như ý, quý Phật tử sẽ phải đóng ban đầu là 1.450.000đ, được miễn phí 6 tháng thuê bao. Sau 6 tháng, Phật tử tiếp tục đóng cước bình thường.

Với gói cao cấp, quý Phật tử sẽ phải đóng ban đầu là 1.650.000đ, được miễn phí 6 tháng thuê bao. Sau 6 tháng, Phật tử tiếp tục đóng cước bình thường.

Để đăng ký sử dụng đầu thu, mời quý Phật tử liên hệ bàn đăng ký văn phòng chùa. Mọi thắc mắc tại bàn tư vấn của AVG để hỏi cụ thể

Vì sự xương minh chính pháp, vì sự nghiệp phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, rất mong quý Phật tử quan tâm, ủng hộ và sử dụng kênh truyền hình An Viên là đã góp phần công đức vào việc Hoằng dương chính pháp, từ thiện xã hội.

Liên hệ lắp đặt Phạm Trà Mi – 0162.8686.180 – http://www.avghotline.com